Tư thế cái cây hay còn gọi là Vrikshasana, là tư thế asana cơ bản trong yoga được ứng dụng để tìm kiếm sự cân bằng và tăng cường sức mạnh tổng thể. Tuy lợi ích của tư thế cái cây mang lại không ít, nhưng không phải ai cũng sẽ tìm được sự thăng tiến bằng thông qua tư thế này và đạt được hiệu quả tập luyện cao. Hãy theo dõi bài viết này, giáo viên của Reco Yoga sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tư thế này và làm sao để nhận được nhiều lợi ích hơn sau mỗi lần thực hành nhé!

10 lợi ích của tư thế cái cây Vrikshasana trong yoga 
10 lợi ích của tư thế cái cây Vrikshasana trong yoga

Tư thế cái cây Vrikshasana là gì?

Trong tiếng Phạn, “Vriksha” có nghĩa là cây và “asana” có nghĩa là tư thế. Tư thế này tái hiện hình ảnh vững chãi và hiên ngang của một cây lớn, và người tập cũng được tôi luyện phẩm chất bền bỉ và kiên cường tương tự thông qua việc thực hành tư thế này.

Đây là tư thế thừa hưởng lại từ tư thế Tapasya và tư thế thiền của các nhà hiền triết cổ đại. Nó được xem là một phương pháp tu tập khổ hạnh các thiền sư. Vì thế, người ta vẫn tin rằng thông qua tư thế này, không chỉ cơ thể vật lý mà đến tâm trí cũng sẽ đạt đến sự tỉnh thức tối đa.

Hãy theo dõi nội dung bên dưới để cập nhật ngay 10 lợi ích của tư thế cái cây mang lại sức khỏe thể chất và tinh thần!

Tư thế cái cây Vrikshasana là gì?
Tư thế cái cây Vrikshasana là gì?

10 lợi ích của tư thế cái cây trong yoga

Tương tự như nhiều tư thế asana khác, tư thế cái cây Vrikshasana không chỉ là tư thế đứng đơn thuần mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể và tâm trí. Dưới đây là 10 lợi ích nổi bật của tư thế yoga này mà chúng ta không thể phớt lờ đi:

Cải thiện cân bằng và ổn định cơ thể

Nếu tư thế trái núi Tadasana yêu cầu bằng giữ cân bằng và ổn định bằng hai chân, thì ở tư thế cái cây Vrikshasana đòi hỏi cơ thể phải giữ thăng bằng trên một chân. 

Không chỉ tăng sự cân bằng của cơ thể vật lý, Vrikshasana còn giúp bạn đạt cảnh giới cân bằng và ổn định trong tâm trí. Bởi vì, để giữ cơ thể vững chãi trong tư thế này, buộc bạn phải buông bỏ mọi vướng bận trong suy nghĩ để tập trung hoàn toàn vào hơi thở và những chuyển động bên trong. Đó cũng là một trong những lợi ích của tư thế cái cây đáng chú ý nhất.

Tăng cường sức mạnh cho chân, hông và cơ trung tâm

Top 10 lợi ích của tư thế cái cây bao gồm cả việc tăng cường sức mạnh cho chân, hông và cơ trung tâm. Xét về bản chất, tư thế cái cây nằm trong tư thế đứng của yoga. Ở tư thế này, toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ dồn về chân, cụ thể là mắt cá chân, đùi và cơ bắp chân. Để có thể duy trì sự thăng bằng trong một thời gian, Vrikshasana buộc cơ thể phải phối hợp vận động giữa các nhóm cơ này. Vì thế, sức mạnh và sự dẻo dai của các nhóm cơ sẽ được tăng lên đáng kể nếu như bạn thường xuyên tập luyện tư thế cái cây.

Tập tư thế cái cây có lợi ích gì?
Tập tư thế cái cây có lợi ích gì?

Làm săn chắc cơ bắp ở chân

Một trong những tác dụng của tư thế cái cây nổi bật nhất chính là làm săn chắc cơ bắp chân. Bởi vì, khi bạn đứng trên một chân, điều này buộc cơ chân phải hoạt động mạnh mẽ hơn để giữ thăng bằng và nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Vì thế mà sẽ kích hoạt cơ từ bàn chân, bắp chân đến đùi và giúp chúng săn chắc hơn.

Cơ trung tâm cũng sẽ tham gia vào việc duy trì thăng bằng và ổn định. Do đó, nó cũng sẽ giúp cải thiện toàn diện và làm săn chắc các nhóm cơ khác trên cơ thể.

Tăng cường sức mạnh dây chằng

Khi bạn đứng trên một chân, có nghĩa dây chằng xung quanh mắt cá chân, đầu gối và hông phải hoạt động liên tục để giữ thăng bằng. Áp lực này sẽ giúp tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt cho dây chằng, Tuy nhiên, giai đoạn đầu có thể sẽ mang lại cảm giác đau và khó chịu khi tập.

Lợi ích của tư thế cái cây là gì?
Lợi ích của tư thế cái cây là gì?

Căn chỉnh cột sống và cải thiện tư thế

Các tư thế asana trong yoga đều yêu cầu bạn phải đứng với cái lưng thẳng. Việc này sẽ giúp căn chỉnh và cải thiện cột sống. Đây là một trong những giải pháp tốt nhất để khắc phục các vấn đề về tư thế sai, thường gặp ở những người có thói quen ngồi xiêu vẹo gây ảnh hưởng đến cột sống.

Lợi ích của tư thế cái cây không chỉ tập trung vào việc cải thiện tư thế mà còn làm cho cột sống trở nên khỏe và dẻo dai hơn, giảm đau lưng, từ đó cải thiện tư thế tổng thể.

Giảm đau thần kinh tọa

Việc ngồi sai tư thế không chỉ làm bạn có dáng đứng không đẹp mà còn còn gây chèn ép lên các dây thần kinh. Một trong nhiều lợi ích của tư thế cái cây Vrikshasana chính là nó có thể giúp bạn xoa dịu các cơn đau thần kinh tọa này. Để làm cơn đau biến mất, tốt nhất bạn nên thường xuyên thực hiện tư thế này kèm theo với một vài tư thế asana khác.

Thường xuyên tập tư thế cái cây trong yoga sẽ giúp giảm đau thần kinh thảo
Thường xuyên tập tư thế cái cây trong yoga sẽ giúp giảm đau thần kinh thảo

Tăng dung tích phổi

Tác dụng của tư thế cái cây không chỉ nằm ở việc tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tư thế, mà còn có lợi cho hệ hô hấp. Bởi vì, để thực hiện tốt tư thế này thì việc duy trì hơi thở sâu là cần thiết. Khi hít thở sâu, lồng ngực sẽ nở rộng, làm tăng lưu lượng khí oxy vào trong, từ đó tăng dung tích phổi. Việc này không chỉ tăng sức bền và năng lượng cho tế bào, mà còn giảm nhịp tim và huyết áp, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Cải thiện lưu thông máu

Lợi ích của tư thế cái cây không chỉ nằm ở việc kéo giãn cơ, cải thiện lưu thông máu mà còn giúp các tế bào nhận được nhiều oxy và chất dinh dưỡng hơn. Đây là tín hiệu tốt để giảm đau, cải thiện sức khỏe và tăng cường sự chữa lành.

Cải thiện việc lưu thông máu, hỗ trợ mạch máu khỏe mạnh
Cải thiện việc lưu thông máu, hỗ trợ mạch máu khỏe mạnh

Tăng sự kiên nhẫn, giải tỏa căng thẳng

Việc gia tăng độ khó hơn so với tư thế trái núi Tadasana cũng đã tối ưu được tác dụng của tư thế cái cây Vrikshasana trong vấn đề giải tỏa căng thẳng bên trong chúng ta. Thực hành tốt tư thế này cũng đồng nghĩa bạn đã cảm nhận sâu sắc được sự kiên nhẫn và ổn định của thân tâm. Thời gian thực hành cũng là thời điểm tốt để tái tạo lại năng lượng, tinh thần và sức chịu đựng. 

Đây không phải là “hành xác” sau một ngày dài, nhưng hãy thử thực hành tư thế cái cây sai một ngày dài làm việc, bạn có thể sẽ tìm lại được sự bình tĩnh và yên ổn bên trong. Điều này sẽ giúp bạn dễ đi sâu vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

Cải thiện khả năng tập trung và thúc đẩy chánh niệm

Như chia sẻ, tư thế cái cây được cho là phương pháp mà các thiền sư thời cổ đại đã sử dụng để đạt được sự khổ hạnh và giác ngộ. Đây là tư thế được tin rằng sẽ giúp con người tìm thấy sự bình yên, giác ngộ chân lý và đạt tới chánh niệm. Đây là tư thế được tin rằng giúp con người tìm thấy sự bình yên, nhận thức chân lý và đạt đến chánh niệm. 

Để duy trì trạng thái cân bằng trong tư thế này, bạn cần có sự kết nối bền bỉ giữa tâm trí và cơ thể vật lý ở thực tại. Vì vậy, có thể nói lợi ích của tư thế cái cây chính là giúp bạn buông bỏ những đau khổ của quá khứ và sự lo lắng về tương lai, từ đó thức tỉnh và sống trọn vẹn trong hiện tại.

Cải thiện khả năng tập trung và thúc đẩy chánh niệm
Cải thiện khả năng tập trung và thúc đẩy chánh niệm

Hướng dẫn tập tư thế cái cây đúng cách

Mặc dù là tư thế đứng, nhưng chắc chắn tư thế cái cây sẽ là một thách thức đối với những người mới bắt đầu, nhất là những ai có cơ bắp chân yếu, không đủ sức mạnh để nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Nhưng đừng lo ngại, chỉ cần bạn nắm vững các nguyên tắc khi tập asana thì sẽ mang lại kết quả tốt hơn mong đợi. Hãy chú ý đến từng chi tiết và đừng bỏ sót chúng, bởi vì không thực hiện đúng cách, cơ thể sẽ chịu nhiều tác động xấu.

Dưới đây là các bước thực hiện tư thế cái cây Vrikshasana theo hướng dẫn từ giáo viên yoga:

  • Bước 1: Đứng thẳng người, không nghiêng về phía trước hay sau.
  • Bước 2: Nâng chân phải lên và đặt bàn chân phải ở giữa đùi và đầu gối chân trái. Nên giữ lòng bàn chân duỗi thẳng.
  • Bước 3: Đảm bảo chân trái thẳng, không gập gối.
  • Bước 4: Tìm sự cân bằng cho cơ thể. Ban đầu, bạn sẽ hơi chao đảo nhưng hãy cố gắng giữ cho đến khi đứng vững hơn.
  • Bước 5: Khi đã cố định thân, hãy chắp tay lại theo tư thế cầu nguyện; sau đó, duỗi thẳng hai cánh tay và đưa cao qua khỏi đỉnh đầu.
  • Bước 6: Giữ tư thế này và hít thở sâu; giữ càng lâu, càng tốt theo khả năng của cơ thể.
  • Bước 7: Thoát tư thế bằng cách hạ tay xuống ngang ngực, rồi từ từ buông lỏng sang hai bên hông. Cuối cùng là thả chân phải xuống.
  • Bước 8: Lặp lại tư thế cái cây Vrikshasana với chân trái.
Hướng dẫn tập tư thế cái cây đúng cách
Hướng dẫn tập tư thế cái cây đúng cách

Lời khuyên cho người mới tập tư thế cái cây

Thường xuyên tập yoga, đặc biệt là các tư thế asana như Vrikshasana sẽ giúp cải thiện toàn diện từ thể chất đến tinh thần. Tuy nhiên để tác dụng của tư thế cái cây được phát huy tối đa và không để lại chấn thương nào thì hãy ghi nhớ những lời khuyên sau đây:

  • Hãy khởi động trước khi vào tư thế để kéo giãn các nhóm cơ, tránh những chấn thương không đáng có.
  • Nên thực hành yoga trên mặt phẳng ổn định, không trơn trượt hay gồ ghề.
  • Lợi ích của tư thế cái cây sẽ tăng lên đáng kể nếu giữ bạn giữ thăng bằng trong thời gian dài hơn.
  • Đối với những người mới bắt đầu thì nên để bàn chân của chân nâng lên bắp chân thay vì đùi trong như hướng dẫn. Khi đã quen với sự cân bằng này thì hãy để bàn chân ở đúng vị trí.
  • Hãy lắng nghe cơ thể và điều hòa nhịp thở để nhận biết sự khó chịu và điều chỉnh khi cần thiết.
  • Hãy tận dụng tối đa các nhóm cơ trên cơ thể để giữ thăng bằng tốt hơn.
  • Hãy tập trung vào tư thế khi tập, việc này sẽ tránh làm bạn lắc lư và rời khỏi tư thế.
Lời khuyên cho người mới tập tư thế cái cây
Lời khuyên cho người mới tập tư thế cái cây

Tổng kết

Tuy nhìn đơn giản, nhưng để phát huy tối đa lợi ích của tư thế cái cây trong quá trình tập luyện đòi hỏi người tập phải lưu ý đến nhiều chi tiết. Trong đó, sự tập trung, hơi thở và lắng nghe cơ thể là rất quan trọng. 

Hãy bắt đầu ngay hôm nay bằng những tư thế yoga cơ bản nhất để cảm nhận sự chuyển hóa thân tâm mà bạn không ngờ đến. Khi bạn quay về bên trong, lắng nghe cơ thể và tâm trí của chính mình, cuộc sống của bạn sẽ dần thay đổi theo hướng tích cực hơn. 

Liên hệ với Reco Yoga nếu như bạn cần hỗ trợ trong quá trình tập luyện yoga hoặc muốn tìm hiểu thêm về các khóa học yoga của chúng tôi nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *