Bạn muốn đạt tới trạng thái cân bằng trong thân tâm thì hãy thử thực hành tư thế cái cây Vrikshasana. Đây là một trong những tư thế asana nổi bật có thể căn chỉnh tư thế, tăng sự tập trung và ổn định cho cơ thể vật lý lẫn tâm trí. Luyện tập mỗi ngày sẽ giúp cơ thể nhận nhiều điều tuyệt vời hơn là bạn tưởng tượng. Đừng chần chừ nữa mà hãy cùng Reco Yoga tìm hiểu và thực hành ngay từ hôm nay nhé!

Tư thế cái cây Vrikshasana: Nguồn gốc, lợi ích và cách thực hiện
Tư thế cái cây Vrikshasana: Nguồn gốc, lợi ích và cách thực hiện

Nguồn gốc và ý nghĩa tư thế cái cây Vrikshasana

Tư thế cái cây hay Vrikshasana, nằm trong bài tập Hatha Yoga, là tư thế giữ thăng bằng trên một chân. Khi thực hiện, đòi hỏi người tập phải chú ý vào cơ thể, hơi thở và tâm trí của mình để duy trì thăng bằng và ổn định thân thể.

Vrikshasana cũng là một trong những tư thế được Chúa Shiva dạy, được đưa vào Gheranda Samhita. Tư thế này cũng nằm trong tác phẩm chạm khắc đá kinh điển thế kỷ thứ 7 ở Mahabalipuram và nhiều tác phẩm điêu khắc ở một số ngôi đền ở Ấn Độ.

Trong thần thoại Ấn Độ, vua Ravana đã chọn đứng trong tư thế cái cây để thiền định suốt nhiều tháng nhằm cầu xin phước lành từ Chúa Shiva. Vua Brihadratha Maurya cũng thực hành tư thế này để sám hối cùng với Chúa Shiva và Brahma để mong cầu Ngài đưa sông Hằng từ thiên đường về trái đất. Do vậy mà tư thế cái cây còn được gọi là tư thế sám hối. Nhiều người đàn ông thời cổ đại cũng đã chọn tư thế này để thực hành thiền định và kỷ luật bản thân. Họ tin rằng thông qua đó sẽ giúp bản thân duy trì sự tập trung, tạo cảm giác cân bằng trong cơ thể và tâm trí.

Nguồn gốc và ý nghĩa tư thế cái cây Vrikshasana
Nguồn gốc và ý nghĩa tư thế cái cây Vrikshasana

Ngoài ra, trong văn hóa Ấn Độ, cây cối được cho là hình ảnh thiêng liêng, nhiều người đã chứng ngộ thành công dưới gốc cây to. Vriksha trong tiếng Phạn cũng có nghĩa là “cây to”.

Cây là biểu tượng cho sự vững chắc, thinh lặng và kiên nhẫn. Nó là sự kết nối giữa Trời và Đất. Vì thế, người ta vẫn tin rằng khi thực hành tư thế cái cây Vrikshasana, con người sẽ thấm nhuần được những phẩm chất tốt đẹp này và đưa sự chú ý của họ vào trong thân tâm thay vì xao nhãng bởi những chuyển động bên ngoài.

Mối liên hệ giữa tư thế Vrikshasana và luân xa

Cũng giống như tư thế trái núi Tadasana trong yoga, thông qua thực hành Vrikshasana chúng ta có thể cân bằng và căng chỉnh tần số rung động của các luân xa chính.

Tư thế Vrikshasana giống với các một cái cây mọc lên, rễ bám chặt vào Đất và vươn cao lên trời. Đi theo sự phát triển của cây là từ gốc đến ngọn thì năng lượng cũng sẽ xuất phát từ luân xa gốc đến luân xa đỉnh đầu. Nhưng nó cũng có chiều hướng trở lại với Đất. Điều này cũng đồng nghĩa dòng năng lượng sẽ lưu thông tự do từ luân xa gốc Muladhara đến luân xa đỉnh đầu Sahasrara và trở lại luân xa gốc, tạo ra sự cân bằng và ổn định cho cơ thể, cũng như tâm trí.

Mối liên hệ giữa tư thế Vrikshasana và luân xa
Mối liên hệ giữa tư thế Vrikshasana và luân xa

Giải phẫu học của tư thế Vrikshasana

Để thực hành tư thế cái cây Vrikshasana đòi hỏi sự tham gia của nhiều nhóm cơ và khớp trong cơ thể. Vì thế, khi tập tư thế này buộc người tập phải chú ý tối đa vào từng chuyển động để gia tăng sự linh hoạt và cảm nhận sự chuyển hóa đến từ bên trong.

Một tư thế cái cây đẹp và đúng cần đảm bảo hai cánh tay, lưng và toàn bộ cơ thể được kéo giãn một cách tự nhiên. Cột sống chính là vị trí trung tâm, phần cổ, thắt lưng đều cần có mặt trên một đường thẳng. Một bên chân sẽ gập vào ngay vị trí đầu gối và hướng ra ngoài trong khi bàn chân sẽ được đặt lên phần đùi trong của bên chân còn lại. 

Các cơ tứ đầu, cơ gân kheo, cơ mông, cơ đùi trong, cơ hông đều sẽ hoạt động cùng lúc để giữ ổn định cho phần trên cơ thể và đảm bảo duy trì được thế thăng bằng trong khoảng thời gian dài.

Giải phẫu học tư thế cái cây
Giải phẫu học tư thế cái cây

Lợi ích của tư thế cái cây trong yoga

Tư thế cái cây không chỉ là tư thế đứng đơn giản trong yoga với mục đích cải thiện vóc dáng và sức khỏe. Đây còn là tư thế kết hợp của sự cân bằng, ổn định và tập trung đưa con người vào trạng thái thiền định nhanh. Trong thần thoại cổ đại, tư thế cái cây được xem là phương pháp thực hành chánh niệm, giúp các thiền sư đạt tới sự khổ hạnh. Về sau, nó có nhiều sự phát triển và được ưa chuộng trong yoga hiện đại. 

Thực hành và kiên trì sẽ giúp cơ thể thay đổi tích cực từ trong ra ngoài, giúp nhận thức thế giới một cách nhẹ nhàng và bình tĩnh hơn. 

Lợi ích của tư thế cái cây bao gồm:

  • Tác dụng của tư thế cái cây là tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh mắt cá chân, tăng cường sự ổn định. 
  • Tập tư thế này thường xuyên sẽ giúp tăng sức mạnh và sức bền cho đôi chân, cho chân săn chắc và khỏe hơn.
  • Phần hông sẽ được ổn định và linh hoạt hơn khi tập luyện kiên trì.
  • Tư thế Vrikshasana tốt cho cột sống và thần kinh tọa, giúp giảm căng thẳng và xoa dịu các cơn đau thắt lưng.
  • Thực hành tư thế yoga cái cây để tăng cường sự tập trung và thúc đẩy chánh niệm.
  • Luyện tập lặp đi lặp lại sẽ giúp căn chỉnh tư thế, kéo giãn cột sống, hông và vùng xương chậu ổn định hơn. Điều này giúp cải thiện tư thế tổng thể, chống gù lưng hoặc vẹo cột sống.
  • Tập yoga nói chung và tư thế cái cây nói riêng sẽ giúp cân bằng cảm xúc, giảm lo lắng và thu hút năng lượng tích cực.

Cách thực hiện tư thế cái cây

Nhìn trông đơn giản, nhưng để thực hiện đúng bài tập yoga tư thế cái cây, bạn cần phải chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Vì sai một lỗi nhỏ cũng có thể khiến bản thân không thoải mái và khó để duy trì thế đứng này theo mục tiêu đề ra.

Dưới đây là các bước thực hành tư thế cái cây đẹp và đúng:

  • Bước 1: Người đứng thẳng, không khom hay ngả người về sau.
  • Bước 2: Hai chân khép sát nhau, lòng bàn chân bám chặt mặt phẳng.
  • Bước 3: Nâng chân trái lên và đặt lên đùi trong của chân trái.
  • Bước 4: Chắp 2 lòng bàn tay vào nhau như đang cầu nguyện; sau đó, duỗi thẳng hai tay qua đỉnh đầu.
  • Bước 5: Giữ tư thế trên trong thời gian có thể và hít thở sâu. Mắt nên hướng về phía trước, có mục tiêu nhìn để không bị phân tâm khi duy trì tư thế này.
  • Bước 6: Thoát khỏi tư thế này và thả lỏng hai tay sang hai bên, chân đặt xuống mặt phẳng.
  • Bước 7: Lặp lại từ đầu với chân bên phải.
Cách thực hiện tư thế cái cây
Cách thực hiện tư thế cái cây

Các biến thể bài tập yoga tư thế cái cây

Bài tập yoga tư thế cái cây là một trong những thế cơ bản, nền tảng để mở đầu cho chuỗi asana. Để thử thách và cải thiện toàn diện, bạn có thể thực hành thêm các biến thể của Vrikshasana sau khi đã làm chủ được tư thế này. Dưới đây là những biến thể của tư thế Vrikshasana:

  • Tư thế cái cây nghiêng: Bài tập giúp tăng cường, làm săn chắc cánh tay, siết chặt cơ bụng và chân rất hiệu quả.
  • Tư thế cây uốn cong sang một bên: Cũng tương tự như tư thế cái cây đứng, tư thế này chỉ thay đổi ở điểm phần thân trên sẽ uốn cong sang một bên tay để kéo giãn cơ thắt lưng.
Các biến thể bài tập yoga tư thế cái cây
Các biến thể bài tập yoga tư thế cái cây

Những điều bạn cần biết trước khi tập tư thế cái cây yoga

Hãy tận dụng mọi lợi ích của tư thế cái cây Vrikshasana để đạt tới sự cân bằng trong thân tâm, đưa tâm trí đến trạng thái bình an. Tư thế này không chỉ giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và sự linh hoạt mà còn giúp bạn kết nối sâu hơn với bản thân và môi trường xung quanh. Nhưng để làm tốt, hãy nhớ những lời khuyên sau:

  • Nên khởi động trước khi vào tư thế chính, để cơ thể được kích hoạt và kéo giãn các nhóm cơ.
  • Hãy thả lỏng thân thể, tập trung vào hơi thở để tìm sự cân bằng và duy trì tư thế thăng bằng.
  • Nếu bạn chưa quen với tư thế đặt chân lên đùi trong thì có thể bắt đầu từ vị trí bắp chân, thay vì là đầu gối. Vì nếu đặt lên đầu gối sẽ khiến thân thể dễ bị chao đảo, ngả nghiêng.
  • Hãy phối hợp cơ bắp chân, cơ mông và cơ đùi khi thực hành tư thế này để giữ thăng bằng tốt hơn.
  • Nên thực hiện tư thế này trên mặt phẳng cứng và dùng thêm thảm tập yoga.
  • Tập trung vào từng chuyển động và hơi thở, tránh bị những vấn đề xung quanh quấy nhiễu.
  • Nếu khó để giữ thăng bằng khi bắt đầu tập, bạn hãy tận dụng bức tường để hỗ trợ cho phần lưng dưới.
Những điều bạn cần biết trước khi tập tư thế cái cây yoga
Những điều bạn cần biết trước khi tập tư thế cái cây yoga

Rủi ro khi tập Vrikshasana quá mức

Thực hành tư thế cái cây yoga sẽ có lợi có các khớp, tăng cường sức bền, sức mạnh cho cơ bắp. Đồng thời, tập luyện thường xuyên không chỉ giúp bạn có thể cân bằng trong cơ thể vật lý mà còn cả trong tâm trí, là một trong những bài tập thiền định rất tốt cho những ai thường xuyên bị lo lắng và phân tâm. 

Tuy nhiên, nếu không thực hành đúng cách thì có thể gặp một số rủi ro sau:

  • Nhiều người cố gắng giữ tư thế cái cây trong khoảng thời gian lâu hơn so với khả năng có thể khiến cơ thể bị mất cân bằng, khiến té ngã hoặc tiếp đất sai cách dẫn đến các chấn thương ở mắt cá chân.
  • Khi kéo giãn cơ thể không đúng cách sẽ gặp tình trạng căng cơ quá mức. Hiện tượng này rất dễ bắt gặp ở các cơ chân, hông và lưng. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu ngay lập tức khi các cơ bị căng quá mức.
  • Tư thế Vrikshasana tập trung dồn lực về chân trụ, nhất là vùng đầu gối. Nếu dồn lực không chính xác sẽ vô tình tạo áp lực cho chân, dẫn đến chấn thương.
  • Nhiều người thường mắc phải lỗi đẩy hông ra sau hoặc trước, tư thế này sẽ ảnh hưởng đến cột sống.
  • Tập luyện Vrikshasana cần có thời điểm và trạng thái thích hợp. Việc bắt buộc tập mỗi ngày, ngay cả những ngày cơ thể mệt mỏi và kiệt sức sẽ tạo thêm nhiều cản trở hơn trong việc thúc đẩy chánh niệm và tăng cường sự tập trung.
Rủi ro khi tập Vrikshasana quá mức
Rủi ro khi tập Vrikshasana quá mức

Câu hỏi thường gặp

Tư thế cái cây không phù hợp với ai?

Tư thế Vrikshasana mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và tinh thần, nhưng không phải là với tất cả mọi người. Tư thế này nếu không được thực hiện đúng cách và sai đối tượng thì có thể mang đến những rủi ro không đáng có. Dưới đây là những đối tượng, thời điểm không phù hợp để thực hành tư thế cái cây trong yoga:

  • Người bị cao huyết áp, khi tập vượt mức cho phép có thể làm chỉ số huyết áp tăng cao đột ngột.
  • Người bị chóng mặt, rối loạn tiền đình mãn tính nếu cố thực hiện có thể bị té ngã và để lại tổn thương.
  • Người đang bị chấn thương ở mắt cá chân, đầu gối, hông hoặc thắt lưng.
  • Người đang bị đau đầu dữ dội.
  • Người vừa mới phẫu thuật.
  • Người có bệnh về khớp nhưng đau khớp, viêm thấp khớp,…

Ngồi tư thế cái cây trong bao lâu là tốt?

Theo nghiên cứu, tác dụng của tư thế cái cây sẽ càng tăng nếu như được giữ trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, thời gian này vẫn tùy thuộc vào sự linh hoạt, thoải mái và kinh nghiệm của từng người. 

Với những ai mới bắt đầu tập tư thế cái cây Vrikshasana thì hãy cố giữ trong 15-30 giây cho mỗi bên chân. Tuy nhiên, đừng cố ép bản thân đạt hạn mức cao nhất nếu thực sự cảm thấy khó chịu đang len lỏi vào các nhóm cơ và khớp.

Với những người đã tập tư thế này được một thời gian, ở mức độ trung cấp thì có thể giữ trong khoảng 30-60 giây trước khi chuyển sang bên còn lại.

Với những người chuyên môn cao hơn thì việc giữ tư thế này trong khoảng thời gian lâu hơn, từ 1-2 phút sẽ vẫn cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng.

Tóm lại, thời gian giữ tư thế quan trọng để nhận lợi ích tối đa nhưng đó không phải là điều kiện duy nhất. Trước hết, bạn cần phải thực hành đúng tư thế, học cách điều tiết hơi thở và cảm nhận những chuyển động bên trong rồi từ từ tăng dần thời gian. Đừng ép buộc thân tâm khi mọi thứ vẫn chưa sẵn sàng với bạn.

Ngồi tư thế cái cây trong bao lâu là tốt?
Ngồi tư thế cái cây trong bao lâu là tốt?

Mang thai có nên tập tư thế cái cây không?

Tư thế Vrikshasana là một trong những tư thế yoga đứng lý tưởng để tăng cường sức mạnh cho các cơ quanh hông và vùng xương chậu. Nó sẽ giúp phần hông dễ chịu, thoải mái hơn và không bị căng cứng trong thai kỳ. Tuy nhiên, sang tam nguyệt cá cuối, phần bụng to có thể khiến bạn khó giữ được thăng bằng. Nên tốt nhất chỉ tập tư thế cái cây đến tam nguyệt cá thứ hai. Đối với những trường hợp đặc biệt, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập yoga hoặc nên có giáo viên yoga hướng dẫn chi tiết từng tư thế.

Tổng kết

Thực hành tư thế cái cây không chỉ mang đến lợi ích cho thể chất và thôi thúc nguồn năng lượng tích cực, mà còn giúp người tập kết nối sâu hơn về bản ngã. Khi tập trung vào sự cân bằng, tức là chúng ta đang đi sâu vào hành trình chữa lành thân tâm, khôi phục sức mạnh cốt lõi và nuôi dưỡng cảm xúc mãnh liệt, 

Nếu bạn đang cảm thấy chơi vơi và mất phương hướng, hãy đến với Reco Yoga và cùng thực hành các tư thế asana huyền diệu. Hãy để hơi thở yoga cuốn trôi những suy nghĩ nặng nề và bộn bề cuộc sống, tìm lại chính mình và có được chánh niệm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *