Như một đóa hoa sen nở rộ từ bùn lầy, người thực hành yoga cũng có thể vươn tới sự giác ngộ thông qua việc kiên trì tập luyện và hiểu rõ ý nghĩa sâu xa của từng động tác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá vẻ đẹp và ý nghĩa của tư thế hoa sen trong yoga, tìm hiểu những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại và giải đáp các câu hỏi thường gặp xung quanh tư thế thiền định này.

Tư thế hoa sen Padmasana: Biểu tượng cho sức mạnh tinh thần
Tư thế hoa sen Padmasana: Biểu tượng cho sức mạnh tinh thần

Nguồn gốc, ý nghĩa tư thế hoa sen Padmasana

Padmasana có nguồn gốc từ các phương pháp thiền định cổ xưa của Ấn Độ, nơi mà tư thế này thường được sử dụng trong các thực hành chánh niệm và pranayama (kỹ thuật thở). Được sử dụng rộng rãi trong Hindu, Jain, Tantra, và Phật giáo, tư thế hoa sen không chỉ là tư thế ngồi, mà còn là biểu tượng của sự an định và thanh lọc thân tâm. 

Theo các văn bản cổ điện như Hatha Yoga Pradipika và Gheranda Samhita, tư thế hoa sen Padmasana còn được tôn làm “kẻ tiêu trừ bệnh tật” và có khả năng cân bằng toàn bộ hệ thống trong cơ thể thông qua những thay đổi trong cấu trúc.

Theo một ý nghĩa khác, trong thần thoại, hoa sen đại diện cho sức mạnh tinh thần và sự kiên định. Hoa sen mọc lên từ bùn lầy nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp và sự tinh khiết, giống như tâm trí con người, thông qua thực hành thiền định, có thể vượt qua sự hỗn loạn của cuộc sống để đạt được sự minh triết và an lạc. Đó là lý do vì sao mà nhiều thiền sư lại khuyến khích môn đệ của mình thực hành tư thế hoa sen thường xuyên hơn nữa.

Nguồn gốc, ý nghĩa tư thế hoa sen Padmasana
Nguồn gốc, ý nghĩa tư thế hoa sen Padmasana

Lợi ích tư thế hoa sen trong yoga

Là một tư thế ngồi thiền cơ bản trong yoga, nhưng tư thế hoa sen vẫn được đánh giá cao trong việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Mặc dù trông có vẻ đơn giản, việc giữ cơ thể tĩnh lặng và tâm trí tập trung hoàn toàn trong tư thế này trong một khoảng thời gian dài không phải là điều dễ dàng đối với nhiều người. Nhưng nếu vượt qua được, thì bản thân sẽ nhận được nhiều lợi ích, từ bình an nội tại đến cân bằng sức khỏe toàn diện:

  • Tăng cường tính linh hoạt cho vùng hông, đầu gối và mắt cá chân; giúp mở rộng phạm vi chuyển động của cơ thể trong mọi hoạt động.
  • Thường xuyên thực hiện tư thế ngồi hoa sen sẽ giảm được tình trạng căng cứng và đau khớp. Bởi vì, khi đặt chồng chân lên nhau sẽ tạo ra hiệu ứng kéo giãn, cải thiện tuần hoàn máu đến các khu vực này giúp cho các khớp, đặc biệt là gối và mắt cá chân linh hoạt hơn.
  • Ngồi tư thế hoa sen giúp tăng sức mạnh cho cột sống, căn chỉnh lại tư thế và giảm đau lưng.
  • Tư thế Padmasana là một trong những tư thế yoga massage vùng bụng nhẹ nhàng, giúp giải quyết các vấn đề tiêu hóa, giảm vấn đề táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Ngồi thiền hoa sen thúc đẩy sự ổn định và tăng cường sức mạnh vùng chậu, từ đó giảm các cơn co thắt dữ dội khi sinh nở. 
  • Dòng máu lưu thông quanh bụng sẽ được thúc đẩy càng nhiều khi duy trì tư thế ngồi hoa sen, từ đó giảm tình trạng đau bụng kinh và ngăn ngừa chuột rút.
  • Tư thế hoa sen nằm trong các tư thế thiền định, nó sẽ giúp tăng cường sự tập trung, làm dịu tâm trí, giúp giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tinh thần.
  • Duy trì thói quen ngồi tư thế này cũng thúc đẩy chánh niệm, cho phép bạn hướng vào bên trong mình, nuôi dưỡng cảm xúc và gia tăng cảm giác bình yên.
  • Tư thế hoa sen yoga cũng có thể kích hoạt luân xa gốc và luân xa đỉnh đầu, khai phóng năng lượng prana để duy trì thân tâm khỏe mạnh. 
Lợi ích tư thế hoa sen trong yoga
Lợi ích tư thế hoa sen trong yoga

Cách ngồi hoa sen trong yoga

Tư thế hoa sen là một trong những tư thế ngồi thiền cổ điển nhất trong yoga, mang lại sự tĩnh lặng tuyệt đối cho thân tâm. Để thực hiện tốt tư thế này và thoải mái trong thời gian dài, hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Bắt đầu với tư thế ngồi trên thảm yoga, hai chân duỗi thẳng trước mặt và giữ thẳng cột sống.
  • Bước 2: Hít thở sâu, từ từ uốn cong đầu gối phải, dùng tay nâng chân phải và đặt bàn chân phải lên trên đùi trái. 
  • Bước 3: Tiếp theo, gập gối chân trái và dùng tay đặt bàn chân trái lên đùi phải. Cả hai lòng bàn chân cùng hướng lên trên và gót chân chạm bụng dưới.
  • Bước 4: Khi đã trong tư thế hoa sen, cột sống vẫn phải giữ thẳng, vai và cổ thả lỏng. Tay đặt lên đầu gối theo kiểu ngón cái và ngón trỏ chạm nhau hoặc tạo thành vòng tròn.
  • Bước 5: Hít thở chậm và đều, cảm nhận hơi thở và dòng chảy trong cơ thể. Đầu ngẩng về phía trước, mắt nhắm nhẹ hoặc chọn mục tiêu trước mặt.

Sự thành công trong tư thế này được ghi nhận khi bạn không cảm thấy căng thẳng và khó chịu ở bất kỳ vị trí nào, kiểm soát được hơi thở và tập trung hoàn toàn vào sự chuyển động bên trong mà không bị bất kỳ yếu tố nào chi phối. Nếu bạn cảm thấy khó khăn với tư thế ngồi hoa sen hãy chuyển qua thực hiện tư thế bán hoa sen. 

>> XEM THÊM: Tư thế cánh bướm: Ý nghĩa, lợi ích và cách tập

Cách ngồi hoa sen trong yoga
Cách ngồi hoa sen trong yoga

Các biến thể của tư thế ngồi hoa sen

Bạn có thể đa dạng hóa tư thế ngồi hoa sen bằng nhiều biến thể khác nhau, từ dễ đến khó để thử thách giới hạn của cơ thể. Thông qua các biến thể này, cơ thể cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn và cải thiện đáng kể về mặt sức khỏe tinh thần.

Sau đây là 3 biến thể phổ biến nhất của tư thế hoa sen trong yoga:

  • Tư thế bán hoa sen: Đây là phiên bản nhẹ nhàng và thoải mái hơn tư thế hoa sen tiêu chuẩn. Trong tư thế này, chỉ có một chân được đặt lên bên đùi chân còn lại, chân kia vẫn để ở dưới. Đây là tư thế phù hợp cho người mới bắt đầu hoặc chưa có sự linh hoạt ở các cơ và khớp. 
  • Tư thế bán hoa sen nghiêng người một bên: Đây là một biến thể nâng cao của tư thế ngồi hoa sen. Tập nghiêng người sang một bên có thể giúp kéo giãn cơ liên sườn và hông, cải thiện sự linh hoạt cho các nhóm cơ khu vực này và giúp cơ thể mềm dẻo hơn.
  • Tư thế hoa sen uốn cong về phía trước: Tư thế này buộc nâng cao cả hai tay trong khi ngồi chép chân và kéo giãn phân thân trên về phía trước. Động tác sẽ tác động lên các cơ mông, cơ ngực, cánh tay và vai.
Các biến thể của tư thế ngồi hoa sen
Các biến thể của tư thế ngồi hoa sen

Những lưu ý khi ngồi tư thế hoa sen

Để trải nghiệm trọn vẹn tư thế ngồi hoa sen, có một vài điểm lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ:

  • Hơi thở là yếu tố cốt lõi khi ngồi hoa sen. Hãy đảm bảo hơi thở đều đặn, hít thở sâu và tránh nín thở để duy trì sự tập trung và mang lại cảm giác bình an nội tâm.
  • Không ép buộc cơ thể nếu cảm thấy căng cứng, khó chịu. Hãy vào tư thế này một cách chậm rãi, nhẹ nhàng và tự nhiên nhất.
  • Để không bị căng thẳng quá mức ở một bên cơ thể, tắc nghẽn lưu thông mày thì hãy luân phiên đổi chân trên dưới.
  • Nếu có tiền sử chấn thương hông, bị đau khớp gối, đau dây thần kinh tọa hoặc bị thoát vị đĩa đệm thì nên cẩn trọng khi thực hiện tư thế này.
  • Trước khi ngồi tư thế hoa sen trong yoga vẫn nên khởi động nhẹ nhàng bằng các động tác kéo giãn để làm ấm cơ thể, nhất là các vùng hông, đầu gối và mắt cá chân.
  • Nên thực hiện tư thế ngồi hoa sen khi bụng đói, hoặc là sau khi ăn vài giờ để tăng sự tập trung và tránh cảm giác bị khó chịu.
  • Luôn lắng nghe cơ thể trong khi thực hiện để điều chỉnh tư thế cho thoải mái.
Những lưu ý khi ngồi tư thế hoa sen
Những lưu ý khi ngồi tư thế hoa sen

FAQs – Câu hỏi thường gặp

Nên ngồi tư thế hoa sen trong bao lâu?

Nên ngồi tư thế hoa sen yoga bao lâu phụ thuộc vào sự linh hoạt và sự thoải mái của người tập. Đối với người mới thì ngồi từ 2-5 phút để cơ thể quen dần và tăng thời gian ngồi sau. Người đã có kinh nghiệm thì có thể ngồi từ 10-20 phút hoặc lâu hơn nên vẫn cảm thấy thoải mái. Quan trọng không phải là bạn ngồi được bao lâu ở tư thế này, cần thiết nhất là tâm trí có được thư giãn không, bên trong có cảm thấy bình an hay không.

Ai không nên ngồi tư thế hoa sen yoga?

Tuy tư thế hoa sen có lợi ích cho sức khỏe tinh thần và cơ thể vật lý, nhưng nó không phải là giải pháp tốt cho tất cả chúng ta. Những ai đang gặp các vấn đề sau thì nên tránh hoặc cần thận trọng hơn khi thực hiện tư thế này:

  • Người bị chấn thương ở gối hoặc bị viêm khớp mãn tính.
  • Người có vấn đề ở mắt cá chân, bị bong gân.
  • Người có vấn đề ở cột sống như thoát vị đĩa đệm, đau lưng mãn tính, chấn thương cột sống.
  • Người bị thương ở vùng hông hoặc bẹn.

Các tư thế nâng cao sau tư thế hoa sen là gì?

Khi thực hành tư thế hoa sen cơ bản, bạn có thể nâng cấp với các tư thế asana khó hơn như là tư thế cá, tư thế tolasana, tư thế Gupta Padasana, tư thế hoa sen ngồi trên 1 chân, tư thế hoa sen hướng lên trên,…

Các tư thế chuẩn bị cho tư thế Padmasana gồm những tư thế nào?

Để ngồi tư thế hoa sen thoải mái, không tạo áp lực cho mắt cá chân và đầu gối thì nên kéo giãn các khu vực này trước khi vào tư thế chuẩn. Bạn có thể chuẩn bị bằng các tư thế yoga khác như là tư thế ngồi Sukhasana, tư thế thợ đóng giày, tư thế anh hùng,…

Lời kết

Giống như hoa sen vươn lên từ bùn lầy để nở rộ thành một bông hoa tuyệt đẹp, người thực hành yoga cũng có thể vượt qua những thử thách ban đầu để tìm thấy sự ổn định, cân bằng và sự sống mạnh mẽ trong cả cơ thể lẫn tâm trí. 

Với lòng kiên nhẫn và cam kết luyện tập, bạn cũng có thể đạt tới trạng thái tuyệt vời này thông qua tư thế hoa sen; giúp khai mở nguồn năng lượng dồi dào bên trong và mang về sự bình yên cho tâm trí.

Bạn muốn hiểu hơn về yoga và thực hành yoga đúng cách? Hãy liên hệ với Reco Yoga và giáo viên của chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện điều này!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *